Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh


Bác sỹ Chuyên khoa đang khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em. Ảnh Sóc Ca

Công văn nêu rõ, thời gian tới, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà,... tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Bên cạnh đó, COVID-19 đã được khống chế, kiểm soát tốt nhưng biến thể phụ của Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có khả năng lây lan nhanh, có thể làm cho dịch bệnh gia tăng trở lại. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, chính quyền, ngành Y tế và các cơ quan có liên quan tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

    1. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và ngành Y tế từ tỉnh đến cơ sở triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà,... Chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Đề cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là; thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị. Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh. Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; huy động sự tham gia của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch.

    Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh. Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; huy động sự tham gia của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch.

    2. Ngành Y tế triển khai quyết liệt các hoạt động chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà,..., như: Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, loại bỏ các loại vật dụng phế thải có chứa nước đọng; tổ chức việc phân tuyến, chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện việc thu dung, cấp cứu, điều trị, cấp cứu cho người mắc bệnh; tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong; bảo đảm đầy đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch và khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường đầu tư, bố trí ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở.

    Tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai công tác tiêm chủng đối với các bệnh dịch có vắc xin phòng bệnh. Triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng.

    3. Ngành Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với ngành Y tế để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện cho người chăm sóc trẻ, trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

    Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường họp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

    4. Chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống COVID-19; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 714-CV/TU, ngày 08/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Phát động chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thông tin kịp thời về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế gắn với tuyên truyền về ảnh hưởng của biến chủng mới BA. 5 của vi rút SARs-CoV-2 và tác dụng, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19.

    5. Ban tuyên giáo các cấp tham mưu cho cấp ủy trong việc chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà,...; chỉ đạo, phối hợp với ngành Y tế và các cơ quan liên quan tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch, về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà,... Kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông, định hướng công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh nhất là dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà,...

    Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín. Thực hiện 3 sạch: Ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước. Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức, như: Họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, phát tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình...


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Tin tức nổi bật